Tìm điện thoại
Theo Hãng
Theo Danh Mục
Theo Dòng máy
Theo Kiểu Dáng
Liên kết website
Chi tiết tin tức
Luật sư của Facebook: Không có sự riêng tư trên mạng xã hội
Một luật sư của Facebook cho rằng mạng xã hội này không vi phạm quyền riêng tư của thành viên vì thực tế điều này không tồn tại.

Tại phiên điều trần trong vụ kiện tập thể xung quanh bê bối Cambridge Analytica, luật sư Orin Snyder của Facebook lập luận rằng không có sự riêng tư trên Facebook cũng như các mạng xã hội khác."Không có sự xâm phạm quyền riêng tư nào, bởi quyền riêng tư không tồn tại", ông thuyết phục thẩm phán bác đơn kiện. Luật sư của Facebook cho rằng khi sử dụng mạng xã hội này là các thành viên đã chấp nhận chia sẻ dữ liệu của mình với bên thứ ba.

Luật sư của Facebook nói khi chia sẻ trên mạng xã hội là người dùng đã làm mất đi sự riêng tư.

Luật sư của Facebook nói khi chia sẻ trên mạng xã hội là người dùng đã làm mất đi sự riêng tư.

"Bạn phải bảo vệ thật cẩn thận những gì mình muốn giữ là của riêng thì mới nên kỳ vọng vào sự riêng tư", Snyder nói. Ông cho rằng khi chia sẻ các bài viết, hình ảnh với đông đảo mọi người, chẳng hạn với những ai theo dõi bạn trên Facebook, là người dùng đã mất đi quyền riêng tư của mình.

Các lập luận mà luật sư của Facebook đưa ra có phần khác so với bài phát biểu của Mark Zuckerberg tại cuộc họp cổ đông của mạng xã hội này. Người đứng đầu Facebook đã nhấn mạnh cam kết bảo vệ dữ liệu người dùng. "Một trong những chủ đề lớn mà chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển trong 5-10 năm tới là xây dựng một nền tảng mạng xã hội tập trung vào quyền riêng tư", Zuckerberg nói.

Dữ liệu người dùng được ví là tài nguyên của các dịch vụ mạng xã hội. Các nhà khai thác sẽ sử dụng thông tin về sở thích, hành vi, thói quen, mối quan hệ xã hội... để cung cấp cho các nhà quảng cáo nhằm tiếp cận. Đó là lý do Facebook và Instagram miễn phí cho người dùng nhưng vẫn có doanh thu quý cuối năm 2018 lên đến 16,6 tỷ USD.

Bê bối Cambridge Analytica bắt đầu từ 2015 khi công ty này mua dữ liệu từ Aleksandr Kogan, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge. Sự việc được Guardian thông báo cho Facebook và mạng xã hội này đã cấm Kogan khỏi nền tảng của mình đồng thời yêu cầu ông cũng như Cambridge Analytica "chính thức xác nhận" rằng họ đã xóa dữ liệu.

Tuy nhiên đầu 3/2018, Facebook mới biết được thông tin Cambridge Analytica không xóa dữ liệu như đã tuyên bố. Dữ liệu của 87 triệu thành viên Facebook được cho là đã sử dụng vào mục đích chính trị liên quan đến chiến dịch tranh cử 2016 của Tổng thống Trump. Scandal trên cũng khiến CEO Facebook phải điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Bảo Anh (theo Digitaltrends)